Trang chủ / Tin tức / Hội nghị - hội thảo / Tọa đàm “Định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo nghị quyết 08/NQTW”

Tọa đàm “Định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo nghị quyết 08/NQTW”

Thực hiện “Định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 16 tháng 01 năm 2016”

Ngày 07 tháng 03 năm 2017 Khoa Du lịch đã tổ chức buổi giao lưu với TS. Nguyễn Văn Lưu – Nguyên là Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ – Tổng cục Du lịch; Vụ phó Vụ Đào tạo – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Hội trường tầng 5, Khoa Du lịch – Đại học Huế.

Chương trình giao lưu có sự góp mặt của PGS.TS. Bùi Thị Tám – Khoa Trưởng Khoa Du lịch và PGS.TS. Trần Hữu Tuấn – Phó Khoa trưởng Khoa Du lịch, cùng cán bộ lãnh đão Phòng, Bộ môn trực thuộc, giảng viên trực thuộc, hơn 100 sinh viên các chuyên ngành và nhiều đơn vị du lịch tham gia.

Thông qua buổi giao lưu, TS. Nguyễn Văn Lưu đã có những chia sẽ hữu ích về thực trạng của hoạt động du lịchViệt Nam, những đóng góp của du lịch trong giai đoạn vừa qua và chiến lược phát triển du lịch của Bộ Chính trị. Kết quả cho thấy hoạt động của ngành du lịch tại Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực về mặt chất lượng và số lượng. Số lượng du khách, dịch vụ du lịch không ngừng tăng. Cụ thể: Số lượng khách quốc tế giai đoạn từ 1990 đến 2015 tăng 32 lần, từ 250 ngàn lượt ở  năm 1990 lên 7,94 triệu lượt năm 2015. Số lượng khách nội địa đạt 57 triệu lượt so với 32,5 triệu lượt ở năm 2012. Năm 2015, tổng thu từ khách DL đạt 338.000 tỷ đồng (tăng trung bình 29%/năm giai đoạn 2011-2015), đóng góp 6,6%GDP. Tuy nhiên sự phát triển đó vẫn chưa xứng tầm với thế mạnh và tiềm năng hiện hữu về du lịch mà Việt Nam đang sở hữu, cơ sở vật chất, nhân lực và chất lượng dịch vụ so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn. Chính vì vậy Bộ Chính trị ban hành nghị quyết 08/NĐ-TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 định hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam trở thành ngành Kinh tế mũi nhọn nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch của Việt Nam hoàn thiện và phát triển xứng tầm với các giá trị sẵn có của du lịch Việt Nam.

Trong đó mục tiêu chung: Đến năm 2020, ngành DL cơ bản trở thành ngành KT mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT – XH; có tính chuyên nghiệp,có hệ thống CSVCKT tương đối đồng bộ,hiện đại; sản phẩm DL có chất lượng cao,đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắcVH dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Đến năm 2030, DL Việt Nam thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020, ngành Du lịch phấn đấu:Về lượng khách DLQT và nội địa: a) Thu hút 17-20 triệu lượt khách DLQT, tăng trưởng bình quân 15-16,5%/năm giai đoạn 2016-2020; 75 triệu lượt khách DL nội địa, tăng trưởng bình quân 6%/năm giai đoạn 2016-2020; b) Tăng thời gian lưu trú và chi tiêu bình quân của khách DLQT và khách DL nội địa.Về các chỉ tiêu KT: a) Đóng góp 10% GDP, tổng thu từ khách DL đạt 35 tỷ USD, tăng trưởng GDP DL và tổng thu từ khách DL đạt 16%/năm trong giai đoạn 2016-2020; b) Giá trị xuất khẩu tại chỗ thông qua DL đạt 20 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 19%/năm giai đoạn 2016-2020. Tạo 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.

Về doanh nghiệp du lịch: a) Tổng số buồng lưu trú: 600.000 buồng, trong đó 30-35% đạt chuẩn 3-5 sao, tốc độ tăng cơ sở lưu trú 3-5 sao cao hơn so với tốc độ tăng chung của các cơ sở lưu trú; b) Doanh nghiệp lữ hành QT: Không đặt mục tiêu phát triển về số lượng, ưu tiên xây dựng các thương hiệu mạnh có vai trò quan trọng trong việc định hướng sản phẩm và thị trường. Nâng cao mức độ hài lòng của khách DL và tỷ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam. Đến năm 2030, DL Việt Nam đón 30 triệu lượt khách DLQT, hơn 120 triệu lượt khách DL nội địa, đóng góp 12-13% GDP, tạo việc làm cho hơn 5 triệu lao động, trong đó khoảng 1,7 triệu lao động trực tiếp

img_0572

            Sự chia sẽ của TS. Nguyễn Văn Lưu nhận được rất nhiều đồng tình và hưởng ứng của sinh viên và giảng viên trẻ của Khoa Du lịch trong việc sẵn sàng xây dựng, nâng cao thương hiệu cho hoạt động du lịch của Tỉnh Thừa Thiên Huế, khu vực miền Trung Tây Nguyên nói riêng và sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.

            Kết thúc chương trình giao lưu và trao đổi PGS.TS Bùi Thị Tám đã gửi lời cám ơn đến TS. Nguyễn Văn Lưu và hy vọng trong thời gian sắp đến Thầy sẽ có nhiều chủ đề về hoạt động du lịch để có thể chia sẽ cho sinh viên và giảng viên Khoa Du lịch học tập.

img_0579

About KHCN&HTQT

Tin liên quan

KHỞI ĐỘNG CUỘC THI “SÁNG TẠO SINH VIÊN TRƯỜNG DU LỊCH LẦN THỨ V NĂM 2022”

Với mong muốn tạo điều kiện cho sinh viên Trường Du Lịch có sân chơi …